Google
 
My visitors : Hit Counter by Digits

2008/07/30

Torrent

HAI KIỂU CHIA SẺ TẬP TIN TRƯỚC ĐÂY
Để hiểu BitTorrent làm việc như thế nào và tại sao nó khác với các phương pháp truyền tập tin khác, đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu 2 phương pháp truyền tập tin trước đây:
Phương pháp chia sẻ theo kiểu khách - chủ (Client – Server)

Theo phương pháp này, khi muốn tải một tập tin về máy, bạn dùng trình duyệt để mở trang web và nhấn chuột vào liên kết download tập tin.
Khi đó trình duyệt sẽ yêu cầu máy chủ chứa tập tin bạn cần truyền tập tin đó về máy của bạn.
Việc truyền tập tin sau đó diễn ra theo các quy tắc định sẵn, còn gọi là giao thức (protocol), như FTP, HTTP.

  • Nhận xét: Tốc độ truyền phụ thuộc nhiều yếu tố: kiểu giao thức truyền, khả năngg đáp ứng của máy chủ, số lượng các máy khác cũng đang tải tập tin này về. Nếu tập tin vừa lớn vừa có tinh phổ biến thì sự phụ thuộc vào máy chủ rất lớn, việc tải về sẽ rất chậm.
Phương pháp chia sẻ tập tin theo kiểu ngang hàng peer-to-peer
Trong cách truyền tập tin này, bạn chạy một phần mềm chia sẻ tập tin cài trên máy để xác định những máy nào trên Internet có chứa tập tin bạn cần. Vì các máy có quyền chia sẻ dữ liệu như nhau nên gọi là ngang hàng. Việc thực hiện cụ thể như sau: Bạn chạy một phần mềm chia sẻ ngang hàng, ví dụ như BearShare trên máy của bạn và gửi ra ngoài yêu cầu tải tập tin bạn cần.
Để tìm ra tập tin này, phần mềm BearShare truy vấn các máy khác trên Internet cũng đang chạy phần mềm chia sẻ BearShare này. Khi phần mềm phát hiện ra trên Internet có một máy tính đang chứa tập tin bạn cần trong ổ cứng thì việc tải tập tin này về sẽ bắt đầu. Những người khác có dùng phần mềm chia sẻ ngang hàng có thể tải tập tin họ muốn từ ổ đĩa cứng trên máy của bạn, nếu bạn chia sẻ nó.
  • Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp này là gánh nặng truyền tập tin sẽ được phân bổ giữa các máy đang trao đổi tập tin. Nhưng cũng có những nhược điểm là:
    • Khi máy tính của bạn truy vấn hàng ngàn máy tính khác để tìm tập tin cần tải về sẽ có thể làm nghẽn mạng.
    • Một số người tải tập tin về nhưng ngay lập tức ngắt kết nối không cho người khác thu được những tập tin từ máy của họ. Điều này hạn chế số lượng máy tính mà phần mềm có thể tìm kiếm để tải tập tin.
BitTorrent là một giao thức chia sẻ tài nguyên trên mạng đồng đẳng(peer to peer), đồng thời là tên của một chương trình chia sẻ tài nguyên đồng đẳng được phát triển bởi lập trình viên Bram Cohen. BitTorrent dùng để tải về những dữ liệu lớn mà không tốn chi phí máy chủ và băng thông mạng. CacheLogic ước đoán BitTorrent chiếm khoảng 35% lưu lượng trên mạng Internet trong khi một số nguồn khác cho rằng con số này không chính xác.

Chương trình BitTorrent nguyên thủy được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python và mã nguồn của chương trình BitTorrent phiên bản 4.0 được phát phát hành dưới dạng mã nguồn mở tuân theo Bản quyền sử dụng mã nguồn BitTorrent. BitTorrent có rất nhiều biến thể khác nhau được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chạy trên các hệ điều hành khác nhau.

BitTorrent hoạt động như thế nào?

BitTorrent giảm tải cho hạt giống bởi vì tài nguyên được tải về từ các người dùng khác nhau. Trong hình trên các thanh màu biểu thị các mảnh của tệp, sau khi các mảnh của tệp đã được phân phối từ máy gieo hạt đến các máy ngang hàng khác nhau trong mạng, thì các máy ngang hàng tự trao đổi các mảnh của tệp với nhau. Hình ảnh này cho thấy máy gieo hạt chỉ cần gửi một lần các mảnh của tệp cho tất cả các máy ngang hàng trong mạng và các máy ngang hàng tự bổ sung các mảnh còn thiếu của tệp cho nhau.
BitTorrent giảm tải cho hạt giống bởi vì tài nguyên được tải về từ các người dùng khác nhau. Trong hình trên các thanh màu biểu thị các mảnh của tệp, sau khi các mảnh của tệp đã được phân phối từ máy gieo hạt đến các máy ngang hàng khác nhau trong mạng, thì các máy ngang hàng tự trao đổi các mảnh của tệp với nhau. Hình ảnh này cho thấy máy gieo hạt chỉ cần gửi một lần các mảnh của tệp cho tất cả các máy ngang hàng trong mạng và các máy ngang hàng tự bổ sung các mảnh còn thiếu của tệp cho nhau.

Giao thức BitTorrent định nghĩa một phương thức để phổ biến và chia sẻ tệp trên mạng. Trước khi BitTorrent ra đời đã tồn tại các giao thức đồng đẳng (Peer-to-Peer, hoặc viết tắt là P2P) có khả năng cho phép một nhóm máy tính trên mạng chia sẻ tệp với các máy tính khác nhóm mà không cần phải sử dụng một máy chủ để làm kho lưu trữ trung tâm. BitTorrent là một cải tiến từ các giao thức đồng đẳng trước. Giao thức BitTorrent có một nguyên lý hoạt động chặt chẽ để có khả năng tùy biến, tin cậy và chi phí duy trì danh sách các máy vi tính chia sẻ tệp tốt hơn các giao thức đồng đẳng trước đó. Dogiao tiếp theo chuẩn TCP/IP nên giao thức BitTorrent có thể hoạt động trên đường truyền Internet thông thường.

BitTorrent client là một chương trình hoạt động theo giao thức BitTorrent. Mỗi BitTorrent client có khả năng so sánh, yêu cầu, và vận chuyển tệp trên mạng sử dụng giao thức BitTorrent. Tệp có thể chứa bất kỳ thông tin nào, bao gồm cả văn bản, âm thanh, phim và nội dung đã được mã hóa.

tracker
Máy theo dõi là một máy ngang hàng ghi lại nhật ký máy nào là máy gieo hạt, máy ngang hàng. Các máy ngang hàng báo cáo thông tin cho máy theo dõi định kỳ và nhận lấy thông tin về các máy ngang hàng mà nó có thể kết nối tới để tải về dữ liệu nó cần và tải lên dữ liệu nó có mà các máy khác yêu cầu. Máy theo dõi không chuyển dữ liệu giữa các máy và không có bản sao của tệp.
seed
Máy gieo hạt là máy ngang hàng có bản sao của tệp và đang tải lên tệp. Càng nhiều máy gieo hạt thì xác suất tải về tệp thành công càng cao và thời gian tải về càng nhanh.
leech
Diễn tả một máy ngang hàng có tỉ lệ chia sẻ nhỏ, tải về nhiều hơn tải lên. Hầu hết các máy ngang hàng gian lận dùng kết nối Interet không đối xứng, các máy ngang hàng này không chia sẻ tệp sau khi đã tải về tệp xong. Và có một vài máy ngang hàng không muốn cho tải lên dữ liệu bằng cách chỉnh giới hạn tải lên của chương trình BitTorrent.
superseed
Nếu máy trạm lần đầu tiên tải lên tệp thì nó có thể tốn rất nhiều thời gian vì gửi đi gửi lại một mảnh dữ liệu như nhau cho các máy trạm khác nhau kết nối với nó. Để ngăn ngừa trường hợp này, các chương trình BitTorrent có khả năng hỗ trợ tính năng siêu tải lên, khi đó chương trình BitTorrent sẽ cố gắng chỉ tải lên một lần duy nhất các mãnh dữ liệu, nó chỉ tải lên các mãnh dữ liệu trước đây chưa bao giờ gửi đi phân phối cho các máy ngang hàng khác nhau trong mạng.
torrent
Chỉ tệp .torrent hoặc tất cả các tệp miêu tả bởi nó. Tệp torrent chứa tất cả các tệp có thể tải về từ nó, gồm tên, kích thước tệp mà giá trị kiểm checksums của tất cả các mảnh dữ liệu, địa chỉ của máy chủ theo dõi vị trí của các máy trạm giữa các máy trong tập hợp máy trạm.
Cách download một file torrent ?
Dùng các software miễn phí sau uTorrent, Bitcomet, Ares, Bittorrent,Azureus . Trong đó nổi tiếng nhất là uTorrent.
Bạn hãy cài 1 trong các soft trên. Khi bạn đã download 1 file *.torrent, thì bạn cứ doubleClick lên nó, tự mở lên (giả sử là ) uTorrent.
Cái hay của torrent nữa, là bạn có thể dừng download giữa chừng rồi ngắt, lúc khác bạn lại load tiếp mà file không bị hư. Vì vậy, tôi hay để uTorrnet download nhiều file cùng lúc. Và để nó startup( khởi động cùng Win), và để nó thoải mái down, khi nào về shutdown. Cuối ngày check xem file nào down xong thì rút khỏi uTorrent. Vì nếu không, khi một file down xong, nó chỉ ở đó mà upload lên thôi, phí băng thông!
Lưu ý, là do bitTorrent là vừa down và up load, nên chỉ dùng cho ai xài cước trọn gói ! Nếu không thì cuối tháng nhìn bill của ISP rồi xỉu!
Cách tạo file Torrent bằng uTorrent
Mở chương trình uTorrent, chọn File -> Create New Torrent...
Bây giờ, hiện ra hộp thoại mới :
Tại ô Select source, bạn click nút AddFile, chọn file cần share( hay click nút AddDirectory để chọn folder cần share).
Tại ô Trackers, gõ vào tên máy máy chủ bạn muốn. Bạn có thể copy 1 trong các địa chỉ này :
http://tracker.prq.to/announce
http://inferno.demonoid.com:3389/announce
http://tracker.bt-chat.com/announce
http://tracker.zerotracker.com:2710/announce
Tại mục PieceSize, nên để mặc định. Không nên chọn PrivateTorrent, có thể sẽ không download được luôn đó.
Cuối cùng chọn nút Create and save as... để lưu file torrent của mình.
Bây giờ bạn chỉ cần share file .torrent này trên Internet.
Chúc các bạn thành công !

2008/07/27

Netbook là gì ?


Thuật ngữ Netbook được đưa ra bởi Intel vào tháng hai 2008, để chỉ một loại máy tính có kích thước nhỏ, giá rẻ, nhẹ, có chức năng giống subnotebooks nhưng nó tối ưu hóa cho việc truy cập Internet và các chức năng tính toán cơ bản khác như xử lí văn bản...Các phần mềm này có thể cài trực tiếp vào máy hay một cách gián tiếp qua Điện toán máy chủ ảo( Cloud computing- có thể hiểu theo nghĩa đen là Điện toán mây). Theo dự đoán, có thể hơn 50 triệu cái được dùng rộng rãi cho tới 2011.
Netbook là "những laptop nhỏ được thiết kế cho truyền thông và truy cập Internet không dây .Và có giá khoảng 250 dollar, làm cho nó trở thành dối thủ tiềm năng phá vỡ và chiếm phần lớn các phân khúc thị trường. Dù rằng Netbook không thể lẫn lộn với laptop có đầy đủ chức năng, theo dự đóan của tôi sẽ có hàng tỉ người trên thế giới bị cuốn hút bởi cỗ máy có chi phí thấp . Netbook sẽ mở rộng thị trường máy tính toàn cầu. Theo đó có bao nhiêu điều để đoán ?" ( Paul Bergevin - Thought on netbooks ).
Cũng như netbook, thuật ngữ nettop để chỉ các máy tính bàn giá rẻ, chức năng tương tự. Nền tảng của cả netbook và nettop là kết hợp giữa một hệ điều hành( Linux, Ubuntu...) với CPU( bộ vi xử lí) tiết kiệm năng lượng như Intel Atom, VIA C7 hay AMD Geode.

Cloud computing - cách mạng điện toán giá rẻ nhờ Internet


Các xu hướng giảm chi phí đầu tư cho người dùng và doanh nghiệp như chuyển ứng dụng desktop lên web, điện toán theo nhu cầu, phần mềm dịch vụ SaaS... được gọi chung là điện toán máy chủ ảo (cloud computing).

Cloud computing là gì?

Để kiểm tra phản ứng nhanh nhạy của các ứng viên xin việc, Google chỉ cần đặt ra một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: "Bạn sẽ làm gì nếu dữ liệu hiện có tăng gấp 1.000 lần?". Nếu người xin việc bê nguyên những công thức được "nhồi sọ" ở trường vào tình huống này, họ sẽ biến máy chủ thành những chú ốc sên khi nhân lượng video, ảnh, bản đồ, thông tin mua sắm... lên 1.000.

Bởi thế, để tìm được chỗ đứng ở Google, họ cần học cách làm việc và cả ước mơ ở một cấp độ rộng lớn hơn. Họ phải biết cách đưa khối lượng dữ liệu khổng lồ đó thoát khỏi phạm vi những trung tâm dữ liệu chật chội và đặt chúng ở đâu đó ngoài kia - nơi mà các chuyên gia của Google gọi là "cloud" - những đám mây ảo.

Thuật ngữ "cloud computing" ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua. Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Như vậy, cloud computing chỉ là khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng không mới bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng, PC chỉ cài một số phần mềm cơ bản còn tất cả đều phụ thuộc vào cloud. Chẳng hạn, họ đăng ký dịch vụ hosting cho website công ty, thuê công cụ quản lý doanh thu từ Salesforce.com, lấy dữ liệu khảo sát thị trường từ tổ chức Survey Monkey... Và tất nhiên, họ dùng Google để tìm kiếm, phân tích, chia sẻ và lưu trữ tài liệu.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server).

Tuy nhiên, mặt hạn chế là người dùng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ, khiến cho sự linh hoạt và sáng tạo giảm đi. Cloud computing có nguy cơ lặp lại khiếm khuyết của mô hình điện toán cũ: các công ty sở hữu những hệ thống máy tính trung ương lớn (cloud) và mọi người sẽ kết nối với chúng qua các trạm. Người sử dụng cảm thấy bức bối vì chỉ có quyền thực hiện những việc trong phạm vi nhà quản trị cho phép nên không thể bắt kịp cải tiến mới nhất. Trước tình hình đó, máy tính cá nhân ra đời và phát triển như là cuộc "phản kháng" đối với sự độc tài của mô hình điện toán trung tâm (nổi tiếng nhất là IBM mainframe).

Nhưng điện toán "đám mây" hiện mở hơn rất nhiều và quan trọng hơn, đây là giải pháp giá rẻ của các doanh nghiệp cũng như sự lựa chọn hàng đầu cho những ai thường xuyên phải đi xa nhưng không có laptop riêng. Ngay cả những hãng có năng lực tài chính cũng đánh giá cao xu hướng này, như Coca-Cola gần đây đã ký thỏa thuận đưa tất cả tài khoản e-mail của họ (khoảng 75.000) lên dịch vụ trực tuyến Microsoft Exchange Online.

Các nhánh của cloud computing

Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Với loại cloud computing này, một phần mềm sẽ được phân phối qua trình duyệt tới hàng nghìn khách hàng. Về phía người sử dụng, SaaS đồng nghĩa với việc họ không cần đầu tư tiền bạc cho máy chủ và bản quyền phần mềm. Còn đối với nhà cung cấp, ví dụ như Salesforce.com, họ chỉ phải duy trì một ứng dụng chung cho nhiều đơn vị nên chi phí rẻ hơn so với kiểu hosting truyền thống.

Điện toán theo yêu cầu (Utility Computing)

Hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ lâu này đang được thổi một luồng gió mới từ Amazon.com, Sun, IBM và một số công ty cung cấp kho lưu và máy chủ ảo theo nhu cầu khác. Hiện đa số doanh nghiệp coi utility computing như một giải pháp bổ sung, phục vụ những công việc không mang tính trọng tâm. Nhưng về lâu dài nó sẽ thay thế một phần trung tâm cơ sở dữ liệu.

Dịch vụ web (Web service)

Liên quan mật thiết đến SaaS, web service cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (API - Application Programming Interface), như API của Google Maps, qua Internet để các chuyên gia phát triển phần mềm có thể khai thác tính năng.

Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

Đây cũng là một biến thể của SaaS nhưng mô hình cloud computing này mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ: bạn xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người dùng qua máy chủ của nhà cung cấp đó. Bạn sẽ không hoàn toàn được tự do bởi bị ràng buộc về thiết kế và và công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo Pipes…

Dịch vụ quản lý (MSP - Managed Service Provider)

MSP - hình thức cloud computing lâu đời nhất - là ứng dụng chủ yếu dành cho giới chuyên môn hơn là người dùng đầu cuối, chẳng hạn dịch vụ quét virus cho e-mail hay chương trình quản lý desktop. Một số nhà cung cấp nổi tiếng là SecureWorks, IBM, Verizon và Everdream.

Điện toán tích hợp (Internet integration)

Quá trình kết hợp các "đám mây" xuất hiện trên Internet mới đang ở giai đoạn đầu. Nhà cung cấp SaaS Workday gần đây đã sáp nhập vào một công ty khác trong cùng lĩnh vực này là CapeClear. Mục tiêu của họ cũng giống hãng Grand Central là trở thành cổng kết nối các cloud nhằm mang đến những giải pháp tích hợp cho khách hàng.

Với mô hình cuối cùng này, điện toán cloud computing về sau sẽ được mô tả như là sky computing: Internet giống như bầu trời chứa nhiều đám mây dịch vụ riêng lẻ cho khách hàng dễ dàng kết nối.

(by VNExpress)

2008/07/20

Công nghệ đèn XENON

Hoạt động ra sao?


Bảng quang phổ của đèn dây tóc so với đèn dẫn xuất khí.
Ta để ý đèn xenon có quang phổ rộng do đó ánh sáng sẽ màu trắng như ánh sáng ban ngày.

Đèn Xenon hoạt động dựa trên nguyên tắc dẫn xuất của chất khí, khi một luồng hồ quang được tạo ra giữa hai điện cực đặt trong một ống thủy tinh có chứa khí trơ và các muối kim loại. (Đừng nhầm lẫn với các loại đèn halogen khác mà rất nhiều nhà sản xuất cũng gọi là Xenon)

Ưu điểm của đèn Xenon:

- Lượng ánh sáng gấp 2 hoặc 3 lần nhưng năng lượng tiêu thụ chỉ bằng phân nửa đèn thường.

- Công suất đèn trước (đèn pha) mạnh gấp hai, gấp ba, do đó có thể thiết kế cụm đèn nhỏ hơn và đa dạng hơn.

- Bức xạ của tia tử ngoại và hồng ngoại rất thấp, do đó không phải dùng đến các vật liệu đặc biệt trong cấu trúc của bộ đèn.

Đèn xe hơi của tương lai

Có 60% tai nạn xảy ra vào ban đêm do đó người ta đã tốn nhiều tiền của để đầu tư cho sự an toàn. An toàn khi xe chạy ban đêm có thể gói gọn trong 2 câu: "trông thấy" và "được trông thấy". Kể từ khi hãng Philips phát minh ra đèn Halogen năm 1962, công nghệ chế tạo đèn dường như dậm chân tại chỗ, mặc dù sau đó cũng có cải tiến cho loại đèn H7, thứ đèn được gọi là "nguồn sáng của tương lai. Đến năm 1988 thì Philips đã giới thiệu một loại nguồn sáng dẫn xuất bằng chất khí, hay còn gọi là đèn XENON. Hơn bao giờ hết, phát minh này đã chứng minh hùng hồn cho câu ngạn ngữ "Thấy mới tin".

Hệ thống đèn Xenon

Có thể gắn thay cho bóng halogen của tôi không?

Không như đèn halogen, đèn xenon có một bộ biến thế điều khiển điện tử để luôn đạt được hiệu quả cao nhất. Nó bao gồm hai nhiệm vụ là kích hoạt nguồn sáng và duy trì sự hoạt động. Đó cũng là hai yếu tố chính ảnh hưởng tới tuổi thọ của bóng đèn. Cũng vì tia hồ quang có tính chất và cấu tạo hoàn toàn khác với dây tóc, cho nên các bộ phận quang học của đèn xe cũng có cấu tạo đặc biệt.

Có mấy loại đèn Xenon?

Bóng D2S được thiết kế cho loại chóa đèn pha bầu dục có thấu kính lồi, cường độ ánh sáng mạnh.

Bóng D2R được chế tạo cho chóa đèn parabol có mặt kính trước trong suốt.


HÃY CẨN THẬN: ĐIỆN THẾ CAO CỦA HỆ THỐNG ĐÈN CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI. BẠN PHẢI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN HOẶC HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC SỬA CHỮA, THÁO LẮP.


10 câu hỏi thường gặp:

1. Đèn Xenon là gì?

Đèn xenon là một loại bóng phát quang rất nhỏ, trong có chứa hỗn hợp khí trơ, bao gồm cả khí Xenon. Bóng đèn không có dây tóc giống như bóng halogen. Ánh sáng được tạo ra bởi tia hồ quang được phát ra giữa 2 điện cực. Đèn xenon có một bộ khởi động (starter) để kích hoạt và một tăng-phô điện tử (electronic ballast) để ổn định và duy trì hoạt động.

2. Đèn Xenon có những ưu điểm gì?

Đèn xenon có cường độ ánh sáng mạnh hơn đèn halogen từ 2 đến 3 lần, trong khi chỉ tiêu hao phân nửa năng lượng. Vì vậy người lái xe sẽ quan sát dễ dàng hơn và xe cũng vận hành kinh tế hơn. Ánh sáng của đèn xenon giống như ánh sáng ban ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng điều này làm cho tài xế tập trung hơn, dẫn đến an toàn hơn. Tuổi thọ của đèn xenon ngang bằng với tuổi thọ của xe, chỉ phải thay thế trong những trường hợp ngoại lệ.

3. Lý do đèn Xenon được phát minh?

Trong thập kỷ vừa qua xe hơi đã được cải tiến không ngừng về phuơng diện an toàn và tính tiện nghi, như là các công nghệ thắng ABS, túi khí và máy điều hòa không khí. Tuy nhiên, có 60% tai nạn xảy ra vào ban đêm, do đó đèn xe đóng một vai trò rất lớn trong sự an toàn giao thông. Về mặt tự nhiên, một người 60 tuổi sẽ cần lượng ánh sáng gấp 10 đến 11 lần so với người 20 tuổi để làm một công việc tương đương. Với độ tuổi trung bình ngày càng cao, chúng ta cần nhiều ánh sáng hơn để chạy xe một cách an toàn.

4. Hiệu quả an toàn của đèn Xenon là gì?

Ánh sáng mạnh làm cho ta sớm nhận biết được các vật thể, xe đạp, khách bộ hành và các mối nguy hiểm ở phía trước. Nó cũng góp phần quan trọng để ta nhìn thấy các biển báo giao thông, các dấu hiệu chỉ đường để phản ứng kịp thời.

5. Có thể cải tiến đèn halogen thêm không?

Với sự ra đời của đèn halogen thế hệ PREMIUM, chúng ta đã chạm đến giới hạn của công nghệ này. Loại đèn này tăng thêm 30% cường độ sáng so với loại tiêu chuẩn. Cách duy nhất để phát triển là thông qua một công nghệ mới, mà loại đèn dẫn xuất chất khí chính là câu trả lời.

6. Tại sao đèn Xenon có ánh sáng màu xanh?

Thật sự ánh sáng đèn xenon không phải màu xanh mà là màu trắng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về ánh sáng trắng. Chúng ta có cảm giác màu xanh tại vì đã quen với loại ánh sáng vàng của đèn halogen. Đèn xenon cho sáng trắng giống như ánh sáng ban ngày.

7. Tại sao đèn Xenon không phát ánh sáng giống màu của đèn halogen?

Về mặt kỹ thuật thì người ta có thể áp dụng màu sắc cho đèn xenon, nhưng điều đó sẽ dẫn đến việc vô hiệu các ưu điểm của nó. Như đã nói, ánh sáng trắng làm cho tài xế tập trung hơn và độ phản chiếu trên vật thể cũng cao hơn.

8. Đèn Xenon có làm cho tài xế của những xe khác khó chịu không?

Những quy định quốc tế về sử dụng ánh sáng trong giao thông rất là nghiêm ngặt. Đèn Xenon phù hợp với các quy định đó. Nói về kỹ thuật thì đèn xenon ít gây khó chịu hơn là đèn halogen. Nguồn sáng của đèn xenon sắc nét và ít bị nhiễu, do đó những tài xế ngược chiều cũng ít bị ảnh hưởng bởi tia phản chiếu. Cường độ ánh sáng mạnh hơn sẽ tạo ra một nguồn sáng đồng nhất và cải thiện ngay cả khu vực ở ngoài rìa. Những điều nêu trên chỉ đạt được khi chúng ta tuân thủ theo 3 điều kiện trong quy định quốc tế sau đây:

Đèn trước xe phải được điều chỉnh đúng theo các quy định.

Xe phải được trang bị hệ thống cân chỉnh đèn tự động.

Xe có trang bị hệ thống chùi rửa đèn tự động. Nếu không, các chất dơ bám trên đèn sẽ làm ánh sáng bị nhiễu và phát tán đến những khu vực ngoài quy định.

9. Tại sao có nhiều lúc đèn Xenon gây khó chịu cho tài xế ngược chiều?

Thông thường thì tài xế nhìn thẳng về phía trước. Tuy nhiên, do sắc màu gây chú ý của công nghệ mới, các tài xế sẽ có khuynh hướng tập trung nhìn vô các bộ đèn xe.

Hiện tượng này cũng đã xảy ra vào những năm 1960, khi công nghệ halogen vừa mới ra đời. Lúc đó các tài xế hay nói về "loại ánh sáng trắng khó chịu". Dần dần người ta cũng làm quen với nó, cũng giống như đã làm quen với loại đèn đường màu vàng ở Pháp và cái đèn thứ ba ở phía sau xe, đèn thắng.

10. Tại sao đèn Xenon lại đắt tiền?

Đèn Xenon không đơn giản là một loại đèn mới, mà nó là cả một hệ thống bao gồm:

Bóng đèn kỹ thuật cao và cấu tạo phức tạp, sản xuất theo tiêu chuẩn cao cấp và tinh xảo.

Một bộ khởi động (starter) và tăng-phô (ballast) điện tử. Ballast điện tử này được chế tạo với kỹ thuật cực kỳ phức tạp.

Hệ thống chùi rửa và cân chỉnh đèn tự động.

Các bạn có thể tham khảo tài liệu tiếng Anh tại wikiPedia : http://en.wikipedia.org/wiki/Xenon_arc_lamp

(by trinhxa member of ttvnol.com forum)

Kitco Gold live chart

Kitco Gold live chart
Kitco Gold live chart