Google
 
My visitors : Hit Counter by Digits

2007/06/29

Install Ubuntu 7.04 (Feisty Fawn) - cài đặt Ubuntu 7.04(Feisty Fawn)

Ubuntu là một trong số những bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay, có lẽ là nhờ dễ dùng và gọn nhẹ (bản phân phối của Ubuntu chỉ gồm 1 đĩa). Ubuntu vừa tung ra phiên bản mới nhất 7.04 (tên mã Feisty Fawn) vào ngày 19 tháng 4 rồi. Phiên bản này có một vài cải tiến quan trọng giúp các bạn dễ làm việc hơn. Mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức cài Ubuntu lên máy. Bản cài đặt này bao gồm sẵn những phần mềm sau:

  • Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice 2.2 gồm những phần mềm thay thế cho Word, Excel, Access và PowerPoint của MS Office.
  • Trình duyệt Firefox 2
  • Chương trình chat Gaim
  • Trình quản lý email Evolution (tương tự như Outlook trong MS Office)
  • Trình xử lý ảnh The GIMP, quản lý ảnh F-Spot


1. Chuẩn bị

Công việc đầu tiên, đó là chống phân mảnh đĩa cho ổ cứng (nên làm) và tải Ubuntu xuống rồi ghi ra đĩa CD. Bạn chú ý rằng Ubuntu dùng giao diện mặc định là Gnome (đơn giản, gọn gàng, dễ dùng) nhưng anh em của Ubuntu là Kubuntu và Xubuntu cũng là những lữa chọn đáng giá. Kubuntu cũng là Ubuntu nhưng thay giao diện Gnome bằng KDE, mà cái này thì hơi khó dùng hơn một chút, bù lại nhiều người cho rằng KDE rất mạnh và nhiều tính năng hơn Gnome. Xubuntu thay Gnome bằng XFCE. XFCE là giao diện nhỏ gọn, đơn giản, được phát triển để tiêu tốn ít bộ nhớ hơn Gnome và KDE nên rõ ràng nó sẽ chạy nhanh hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó, XFCE không giàu có về tính năng như Gnome và KDE.

Cấu hình tối thiểu để cài Ubuntu (hoặc Kubuntu) là Ram 256MB, ổ cứng trống trên 2GB. Xubuntu thì nhẹ nhàng hơn, chỉ cần ram 128MB là ổn. Linux có hỗ trợ một lượng tương đối card màn hình, nhưng nếu bạn có card màn hình thuộc các dòng onboard của Intel (i8xx, i9xx) hoặc card của ATI và nVidia thì sẽ tốt hơn.

Liên kết đến trang tải Ubuntu: http://www.ubuntu.com/getubuntu/download

Liên kết đến trang tải Kubuntu: http://www.kubuntu.org/download.php#latest

Liên kết đến trang tải Xubuntu: http://cdimages.ubuntu.com/xubuntu/releases/feisty/release/

Chú ý: Khi chọn file .iso để tải xuống bạn nhớ lưu ý các điều sau:

  • Chọn đúng bản phù hợp với cấu hình máy (chip Intel P3, P4 hay AMD hỗ trợ 32bit - các dòng chip cũ trước đây - thì chọn các bản có mã i386, Intel hay AMD đời mới hỗ trợ 64bit thì chọn bản có mã amd64)
  • Chọn đúng bản dành cho desktop (ubuntu có cả bản dành cho server với các phần mềm được cấu hình riêng)

Đĩa CD Ubuntu mà bạn tải xuống và ghi ra thực chất là LiveCD kết hợp đĩa cài. Những bản phân phối kèm LiveCD cho phép bạn chạy Linux trực tiếp từ CD (với đầy đủ tính năng hoặc giản lược) để xem có thích phiên bản đó không, đồng thời cũng xem phần cứng có được hỗ trợ tốt không (nhất là mạng và card màn hình). Màn hình khởi động từ đĩa CD:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 1.png

  • Start or install Ubuntu: Khởi động Ubuntu để chạy thử và cài đặt.
  • Chế độ safe graphics mode sử dụng độ phân giải màn hình thấp, dùng khi bạn gặp lỗi đồ họa khi khởi động với chế độ thông thường.
  • Check CD for defects: kiểm tra đĩa sau quá trình ghi, thường thì không cần thiết nếu bạn tin tưởng đĩa mình ghi ra hoạt động tốt.
  • Boot from first hard disk: khởi động từ ổ cứng như bình thường


2. Tiến hành

Màn hình khởi động từ CD, chú ý trong quá trình khởi động có thể xuất hiện cảnh báo, bạn cứ không cần phải lo. Quá trình này khá lâu (lâu hơn Ubuntu 6.10) nên bạn phải kiên nhẫn:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 2.png

Màn hình nền của Feisty Fawn (chú ý bạn nên bật loa hoặc đeo sẵn tai nghe trong quá trình khởi động để kiểm tra hỗ trợ âm thanh, nếu card âm thanh hoạt động tốt thì trước khi xuất hiện màn hình này bạn phải nghe thấy "cái gì đó" ):

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 3.jpg

Bạn chạy một vài phần mềm, vào mạng, chat chít… để kiểm tra hoạt động của mạng xem có bình thường không. Nếu mọi thứ ổn và quyết định cài đặt thì bạn nhắp đúp vào chương trình Install trên màn hình. Đợi một chút và bạn sẽ thấy màn hình chào mừng. Đây cũng là cửa sổ chọn ngôn ngữ (ngôn ngữ khi cài đặt cũng chính là ngôn ngữ hệ thống sau khi cài). Ở đây mình sẽ cài với tiếng Anh. Chú ý là sau khi hoàn tất quá trình cài đặt bạn có thể cài đặt thêm ngôn ngữ bất kì. Một số chỗ trong chương trình cài đặt chưa được dịch sang tiếng Việt nên nếu bạn có lựa chọn tiếng Việt cũng đừng quá bất ngờ (sau khi cài đặt thì hiển thị tiếng Việt rất tốt).

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 4.png

Màn hình chọn múi giờ (cũng là vị trí của bạn trên "bản đồ thế giới"):

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 5.jpg

Chọn kiểu bàn phím (chú ý nên chọn là U.S English (hầu hết bàn phím ở Việt Nam là loại này), đừng thấy Vietnam mà "hấp tấp" chọn vào thì sau này sẽ khó "làm việc" đấy). Chọn xong thì gõ thử để kiểm tra có hoạt động đúng không. Có cái ô văn bản nhỏ bên dưới đó:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 6.jpg

Tiếp tục, chờ đợi cho chương trình phân vùng đĩa khởi động:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 7.png

Trình phân vùng đĩa của Linux:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 8.jpg

Nếu ngại phải thao tác lằng nhằng bạn có thể để mặc định là "Guide" (như trên) rồi cho tiếp tục. Guide là chế độ tự động, Ubuntu sẽ tìm cách phân vùng hợp lý (chính xác là thu nhỏ bớt một vài phân vùng đi lấy chỗ cài Ubuntu vào). Quá trình này không sợ làm mất dữ liệu đâu nhưng để đề phòng các bạn vẫn nên sao lưu cẩn thận. Thanh trượt bên dưới là để chỉnh dung lượng sau khi "resize" phân vùng. Phần dư ra chính là chỗ để nhét Ubuntu vào.

Tùy chọn "Guided - use entire disk" hợp cho những ai không còn "vương vấn" gì nữa. Nó sẽ xóa sạch ổ cứng tương ứng và cài đặt lên đó.

Mình khuyến khích dùng "Manual", tất nhiên là sẽ khó hơn một chút, nhưng sẽ linh hoạt hơn. Nếu chọn Manual thì bạn sẽ gặp cửa sổ như sau:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 9.png

Tùy theo "hiện trạng" máy bạn mà sẽ thấy danh sách hơi khác một chút. Những gì liệt kê ra chính là những phân vùng đĩa trên ổ cứng của bạn. Bạn muốn chỉnh kích thước phân vùng nào thì chọn vào phân vùng đó và nhấn "Edit". Bạn nên chỉnh sửa phân vùng nào còn nhiều chỗ trống nhất (mình nhắc các bạn chống phân vùng cho ổ cứng là để khi chỉnh kích thước được nhanh hơn và giảm nguy cơ mất mát dữ liệu). Bạn cũng có thể xóa phân vùng để lấy chỗ trống. Chú ý là nên chỉnh sao cho dung lượng trống (Freespace) sau khi chỉnh được liên tục. Bạn nhớ chỉnh cẩn thận vì có những tùy chọn là "một đi không trở lại".

Trong cửa sổ tùy chỉnh, bạn nhập vào kích thước mới của phân vùng (tính theo MB). Phần "Mount point" bạn nhập vào đường dẫn đến tên thư mục tương ứng mà bạn muốn gán cho phân vùng. Cái này hơi khó để giải thích ngay nếu bạn chưa biết tí gì về cấu trúc của cây thư mục trong Linux, tuy nhiên nó không quan trọng. Sau này bạn có thể chỉnh sửa bất cứ lúc nào. Bạn có thể để như mặc định cũng được, không cần chỉnh. Không cần thiết lập Mount point cho các phân vùng của Windows, Feisty sẽ tự động tạo mount point cùng những thứ cần thiết khác cho việc sử dụng về sau!

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 10.jpg

Chỉnh mount point cho các phân vùng windows (không nhất thiết):

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 11.jpg

Bây giờ khi đã có một vùng trống tương đối thì bạn thực hiện tạo phân vùng mới cho Linux. Chọn vào phần trống bạn vừa tạo ra và nhấn nút "New partion". Bạn nhập thông số tương tự như hình minh họa. Trong đó phần kích thước thì nên tính như sau: nếu máy bạn có 512 MB ram trở lên thì phân vùng này kích thước bằng kích thước ram. Nếu máy bạn có dưới 512 MB ram thì lấy gấp đôi dung lượng ram. Bước này thực chất là tạo phân vùng "hoán đổi" (swap) cho Linux.

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 12.jpg

Tạo phân vùng cho Linux bạn làm tương tự với thông số như hình dưới. Kích thước của phân vùng bạn để tối đa có thể được, chú ý "mount point" để là "/". Cái này sẽ phải giải thích sau.

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 13.jpg

Sau đó bạn chờ cho Ubuntu thực hiện "phẫu thuật" với ổ cứng của bạn. Xong việc sẽ xuất hiện màn hình tiếp theo như dưới. Màn hình này cho phép bạn chuyển những tài khoản người dùng bên Windows sang Linux được dễ dàng. Bạn chọn những gì bạn muốn chuyển sang và nhập trên người sử dụng trong Linux cùng mật khẩu cho người đó vào vùng bên dưới. Nếu không muốn nhập ai hết thì bạn cứ việc tiếp tục, và bỏ qua màn hình này.

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 14.jpg

Tạo tài khoản người dùng cho bạn. Bạn nhập đầy đủ thông tin. Nhớ phải ghi nhớ cẩn thận mật khẩu. Những tài khoản người dùng khác sẽ tạo ra sau khi bạn cài đặt xong xuôi Ubuntu.

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 15.jpg

Màn hình xác nhận cài đặt hiện ra. Không còn gì lăn tăn? Nhấn tiếp tục để bắt đầu cài đặt. Cửa sổ tiến trình cài đặt hiện ra như sau:

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 16.png

Trong quá trình cài có thể phải tải xuống những gói hỗ trợ ngôn ngữ nên thời gian có thể hơi lâu. Bạn nên kiên nhẫn. Hay là ở chỗ bạn có thể vừa làm việc với Ubuntu vừa cài đặt Ubuntu lên ổ cứng. Đây là thứ mà trình cài đặt Windows không thể làm được.

Sau khi hoàn tất cửa sổ hiện ra hỏi bạn muốn tiếp tục dùng Linux trên CD hay khởi động lại và bước vào thế giới Linux "thật":

Hình:Cài đặt Ubuntu bước 17.png

Chúc mừng! Bạn đã cài đặt xong Ubuntu rồi đấy. Tất nhiên còn nhiều vấn đề nhỏ nữa phải chỉnh trang lại sau khi cài đặt nhưng bây giờ bạn đã có thể tạm thời quên mấy chuyện đó đi và tận hưởng Ubuntu chạy từ ổ cứng.

Nội dung dựa theo tài liệu tại http://vi.wikibooks.org/wiki/C%C3%A0i_%C4%91%E1%BA%B7t_Ubuntu_7.04

2007/06/22

Password

Trong khi người cha đang làm việc trên máy vi tính, cô con gái chừng 10 tuổi hay tò mò đứng sau lưng để xem cha làm gì, sau đó chạy vào bếp và thì thầm với mẹ:

- "Con biết Password máy tính của cha rồi".

- Người mẹ dò hỏi: "Nó là từ nào thế ?”

- Cô con gái cao giọng: “Hoa thị, hoa thị, hoa thị, hoa thị, hoa thị!”

**********************************************************************

Một nhân viên tóc vàng hoe gọi điện tới trung tâm kỹ thuật để than phiền về mật khẩu của mình.

- Cô có bật đèn Caps Lock không?

- Ồ không. Vấn đề là bất cứ khi nào tôi gõ mật khẩu, nó chỉ hiện lên những ngôi sao.

- Những ký tự đó là để bảo vệ cô. Ví dụ như có ai đó đứng sau lưng cô thì họ cũng không đọc được mật khẩu.

- Phải, nhưng chúng vẫn hiện lên ngay cả khi chẳng có ai đứng sau lưng tôi mà!

Già rồi vẫn dại

Hai vợ chồng đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, bao quanh bởi những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba, chồng dặn dò vợ (một phụ nữ rất xinh đẹp):

- Em yêu, hãy thận trọng, vì nếu trái banh lỡ va vào một cửa kính, thì chúng ta phải đền một số tiền lớn đấy.

Người vợ làm một cú đánh mạnh và tất nhiên trái banh bay thẳng vào cửa kính lớn nhất của một ngôi nhà sang trọng nhất. Người chồng tức giận, rầy vợ, sau đó hai người đến gõ cửa ngôi nhà. Một giọng nói trả lời:

- Mời vào!

Người chồng mở cửa ra và nhìn thấy một cái chai bể ở góc nhà, các mảnh chai văng đầy phòng khách. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ngồi trên ghế bành hỏi:

- Chính các người đã làm bể cửa kính?

Vợ chồng răm rắp trả lời:

- Vâng, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc.

- Thật ra các người đã giải thoát cho tôi. Tôi là một vị thần bị giam trong cái chai này trong suốt 1.000 năm. Vậy để trả ơn các người, tôi xin tặng ba điều ước. Nhưng vì có hai người, nên tôi sẽ tặng mỗi người một điều ước, còn điều ước thứ ba sẽ dành cho tôi.

Người đàn ông hỏi người chồng:

- Ông ước điều gì?

Người chồng trả lời:

- Tôi muốn mỗi tháng nhận được 1 triệu USD.

- Được thôi, kể từ ngày mai ông sẽ nhận được số tiền này vào mỗi đầu tháng.

Vị thần quay qua người vợ và hỏi:

- Còn điều ước của bà là gì?.

- Tôi muốn có một ngôi nhà ở mỗi nước trên thế giới.

- Được thôi. Kể từ ngày mai bà sẽ nhận được giấy chủ quyền của các ngôi nhà này.

Người chồng hỏi vị thần:

- Vậy còn điều ước của ông là gì?

- Ta bị nhốt trong cái chai này trong hơn 1.000 năm và suốt thời gian này ta không được gần với phụ nữ. Do đó, điều ước của ta là được gần với vợ ông nhé!

Hai vợ chồng nhìn nhau một hồi và cuối cùng người chồng nói:

- Được thôi, với 1 triệu USD mỗi tháng và tất các các ngôi nhà trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đồng ý điều này, em nghĩ sao?

Người vợ trả lời:

- Em đành phải đồng ý thôi!

Vị thần đưa người vợ vào phòng ngủ...

Hai tiếng đồng hồ sau, vị thần hỏi người vợ:

- Này, chồng em bao nhiêu tuổi vậy?

- Dạ, 40 tuổi, nhưng sao ông lại hỏi tuổi anh ấy?

- Thật không thể tưởng tượng! Đã từng này tuổi rồi mà ông ta vẫn còn tin là có thần thánh ư!

Nạn nhân thứ 51

Một chú bé bán báo đi qua điểm chờ tàu tại nhà ga. Tại đây có nhiều người đang chờ bắt tàu đi làm. Chú ta hô to:

- Bí mật khủng khiếp đây. Năm mươi nạn nhân. Mua báo không, thưa ông?

Một người đàn ông:

- Lại đây, tao lấy một tờ.

Đọc qua một lượt, ông ngẩng lên hỏi thằng bé:

- Này thằng nhóc kia! Trong báo tao có thấy tin tức nào về 50 nạn nhân đâu. Nó nằm ở chỗ nào?

- Đó chính là điều bí mật, thưa ông. Ông là nạn nhân thứ 51.

Hối không kịp

Một anh chồng mệt mỏi vì phải làm việc quần quật trong khi cô vợ được ở nhà sung sướng. Anh cũng muốn sướng như thế, liền xin với Chúa.

"Chúa ơi, con khổ quá! Con phải làm việc cật lực 8 tiếng mỗi ngày trong khi vợ con thảnh thơi cả ngày. Con xin Người hãy đổi vị trí của chúng con để cô ta thấy con phải vất vả thế nào".

Chúa thương tình, cho anh chồng đau khổ biến thành phụ nữ.

Sáng hôm sau, anh chàng tỉnh dậy, nấu bữa sáng, đánh thức con cái, chuẩn bị quần áo cho chúng đi học, cho chúng ăn cơm, gói đồ ăn trưa, đưa chúng tới trường, trở về nhà ... lấy quần áo bẩn tới cửa hàng giặt là và đi tới ngân hàng để rút tiền trả hóa đơn điện và điện thoại.

Anh tới công ty điện và điện thoại nộp tiền, tới cửa hàng mua hoa quả, trở về nhà và bỏ đống hoa quả trong tủ lạnh. Anh dọn dẹp chỗ vệ sinh cho mèo, tắm cho chó. Lúc này đã là 1h chiều, vì thế anh vội vàng dọn giường, giặt quần áo, hút bụi và lau sàn nhà bếp.

Anh vội vã tới trường đón lũ trẻ và mắng chúng trong khi vẫn phải tỏ ra nhẹ nhàng. Anh đưa bánh và sữa rồi bảo chúng học bài, sau đó, chuẩn bị bàn là và xem vô tuyến một chút trong khi đang là quần áo. Chẳng mấy mà tới 4h30 chiều, anh vội đi gọt khoai tây, và rửa rau chuẩn bị cho kịp bữa tối.

Sau bữa tối, anh lau nhà bếp, chạy máy rửa bát. Lúc 9h tối, anh mệt mỏi và leo lên giường. Tuy nhiên, "chồng" lại đòi hỏi, vì thế anh làm qua quýt, không lời than vãn, trong lòng chỉ mong tới sáng.

Sáng hôm sau, anh quỳ cạnh giường và nói: "Chúa ơi, con khổ quá! Con biết lỗi rồi, xin Chúa cho con trở lại làm đàn ông".

Chúa nói: "Con của ta, ta tin rằng con đã học được nhiều điều và ta rất vui khi đặt mọi thứ trở lại như cũ sau 9 tháng nữa, bởi vì con vừa mới dính bầu tối qua".

Hãy đợi đấy!

Anh ta là một người sành sõi – rất sành sõi về máy tính. Từ cái thuở người ta mới biết đến máy vi tính 286, 386 thì anh đã tiếp cận với máy vi tính rồi. Kinh nghiệm sử dụng máy tính của anh quả là dầy cộm. Ấy thế mà cho đến nay anh vẫn chưa hề có được một cái máy tính để xài. Ngạc nhiên chưa?

Anh không đủ tiền mua máy chăng? Không hề! Là một kỹ sư giỏi, làm việc hiệu quả, anh quá dư tiền để mua không chỉ một cái máy vi tính.

Hay anh không thích máy tính, dù rằng đã tiếp xúc với nó quá lâu? Cũng không! Càng tiếp xúc với máy tính, anh càng đam mê nó. Và thật bất ngờ, đây lại là nguyên nhân chính khiến giờ này anh chưa có máy tính.

Lúc còn máy vi tính 286, 386, anh đã vọc chán chê nó ở cơ quan, ở nhà bạn bè. Anh hiểu một quy luật của ngành máy tính rằng mỗi ngày công nghệ càng được cải tiến, tính năng sản phẩm mạnh hơn, giá thành hạ hơn. Vì thế, thay vì mua cho mình một bộ máy tính 386, anh quyết định chờ đợi cho đến khi nào có máy tính đời mới hơn, công nghệ cao hơn anh sẽ mua, sao cho bộ máy của mình sẽ là “đỉnh” của thiên hạ.

Quả vậy, chẳng bao lâu sau 386, máy tính 486 ra đời. Anh còn nhớ đó là máy 486 DX-25 (25 MHz). Anh biết nó sẽ còn nâng xung clock lên nữa, và chờ đợi. Thế rồi tuần tự xuất hiện 486 DX-33, 486 DX-66, 486 DX-100... Anh cười thầm, nghĩ bụng nếu mình vội vã mua cái 486 DX-25 thì giờ đã quá lạc hậu rồi! Còn giờ đây hãy đợi tiếp xem sao.

Pentium đã ra đời để thay thế 486. Dĩ nhiên, với tính toán của mình, anh phải mua loại máy xịn hơn, nên hãy đợi xem sao đã. Anh lại đoán đúng, sau Pentium là Pentium MMX, Pentium II, Pentium III với một chuỗi dài các loại CPU với xung clock ngày càng tăng. Người mua sau luôn là người sở hữu thiết bị xịn hơn, và oái ăm thay lại rẻ hơn!

Đùng một cái, đến lượt Pentium 4 xuất hiện với hàng loạt thay đổi về công nghệ. Bạn bè hỏi anh: Bây giờ quá xịn rồi, mua máy đi chứ? Anh lắc đầu, nói: Chưa đâu, rồi sẽ có cái còn “phê” hơn cả Pentium 4; hãy chờ xem, ta đây sẽ mua cái đó!

Đã bảo anh là người sành sõi về máy tính mà, cho nên anh nói đâu là đúng đó. Pentium 4 chưa kịp tung hoành trong cõi giang hồ được bao lâu thì đã bị hạ bệ bởi một bậc kỳ tài khác: Pentium 4 siêu phân luồng. Bạn anh tậu được một cái P4 siêu phân luồng, khoái quá đến khoe với anh. Anh cười khẩy: Rồi xem! Tớ sẽ chơi một cái máy tính còn “ngầu” hơn cái Pentium 4 siêu phân luồng của cậu nữa!

Thoáng một cái, lời anh “phán” lại thành hiện thực. P4 siêu phân luồng trở thành... trẻ con, so với bậc hậu sinh khả úy: Pentium D 2 nhân! Lần này, một người bạn khác tậu một cái máy tính Pentium D đời mới nhất, lại mang đến khoe anh, ý nói rằng giờ đã là “đỉnh” rồi, mua máy đi là vừa. Anh lại cười khẩy: “Đỉnh” à? Đợi đấy, Pentium D sẽ chả là cái đinh gì đâu. Cỡ tớ phải chơi cái “oách” hơn mới xứng danh anh hùng!

Thời gian thấm thoát thoi đưa, chỉ mấy trăng qua mà Pentium D đã từ vị trí bá chủ trở thành cao thủ hạng hai trong giới võ lâm. Mới cách đây mấy ngày, giang hồ xuất hiện một siêu cao thủ khác: Core 2 Duo Xứng danh Đại Anh hùng! Bạn bè gọi anh, hỏi: Bây giờ chẳng những xứng danh anh hùng, mà còn xứng danh đại anh hùng. Còn chờ gì mà không mua ngay một bộ máy đi? Anh ậm ừ, trả lời: Hãy đợi đấy!

by echip

What's EXPO ???

Ngày nọ, có một cuộc triển lãm máy tính và các sản phẩm công nghệ thông tin rất hoành tráng, ta gọi là Expo. Vì Expo rất hoành tráng nên rất nhiều người biết đến, kể cả mấy ông thầy bói mù; thế nên các ông vội khăn gói lên đường để xem – à không, mù thì không thể xem được, để biết thì đúng hơn – Expo này nó ra làm sao.

Sau một buổi trời tận hưởng sự tiến bộ công nghệ trong Expo, các ông ra ngồi bàn với nhau xem Expo nó giống cái gì.

Thầy bói mù thứ nhất nói:

- Cái Expo này chắc chắn là một cuộc triển lãm... Người. Tớ đi trong đó cứ đụng người là người, đàng trước, đàng sau, bên phải, bên trái, chỗ nào cũng có người. Tay tớ sờ soạng, chạm vào đủ thứ. Nào là áo, nào là quần, nào là... đùi. Áo sơ mi có, áo ka ki có, áo lụa có... Ái chà chà, mà “phê” nhất là có khi tớ chạm vào... da, hic, có những chỗ nó mịn màng êm ái lắm các bác ạ. Nói mới nhớ, trong ấy chắc chắn là có rất nhiều em gái tươi mát, trẻ trung, ăn mặc gợi cảm. Tớ đụng là biết ngay mà... Không sai, Expo là một cuộc triển lãm người mẫu, đủ thứ mẫu hết sức... hoành tráng!

Thầy bói mù thứ hai cãi:

- Nói thế mà nói được. Vểnh tai lên mà nghe đây này. Tớ không thấy gì nhưng tớ nghe thật nhiều. Expo đúng là một cuộc triển lãm âm thanh vĩ đại. Đủ thứ âm thanh. Tiếng nhạc này, tiếng xe chạy này, tiếng uýnh nhau, tiếng súng nổ, cả tiếng binh khí chạm nhau loẻng xoẻng như trong phim Tàu ấy chứ. Để tớ kể cho mà nghe, tớ nghe vang vang những câu nói tuyệt hay, câu này dính với câu kia, tỷ như: “Thập đại mỹ nhân... phẳng tuyệt đối... cực kỳ sắc nét”, hay là: “Đu co – Xin mời bạn hãy thử Đu co, với Đu hai co chắc chắn bạn sẽ chơi đã hơn Đu một co”. Sướng thật, chả có nơi nào mà ta có thể nghe được đủ thứ âm thanh từ cổ đại đến hiện đại, từ âm nhạc du dương đến uýnh nhau súng nổ đì đùng đa dạng đến thế. Expo chính là một cuộc triển lãm âm thanh vô tiền khoáng hậu.

Thầy bói mù thứ ba bĩu môi, chê:

- Hai bác quả là... mù. Tớ thì tin chắc rằng Expo này là một cuộc triển lãm giấy! Các bác không cảm nhận được là giấy nhiều vô kể à? Tớ đi một tí trong ấy mà hết người này đến người kia dúi dúi vào tay tớ những giấy là giấy. Giấy láng có, giấy nhám có, giấy dày có, giấy mỏng có... Không biết có hình gì đẹp trong đó không, chỉ biết giấy nhiều vô thiên lủng, người ta gọi là tờ bướm, là brồ-sua... Ở trên đầu, giấy tung bay tơi tả như Mùa thu lá bay; ở dưới chân, giấy xào xạc như con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô. Các bác còn tranh cãi gì nữa, đích thị Expo là một cuộc triển lãm mọi loại giấy trên cõi đời này.

by echip

2007/06/21

"Sờ nặng", "xờ nhẹ"

Câu chuyện là một “ví dụ” để nhắc nhở mọi người cẩn thận khi lấy... ví dụ cho vấn đề phát âm “S” và “X”.

Giờ học tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Cô giáo thấy một học viên người châu Âu luôn nhầm lẫn khi phát âm chữ s và x bèn nhắc nhở:

- Anh phải chú ý, s là “sờ nặng” ví dụ như “sung sướng”, còn x là “xờ nhẹ” ví dụ như “xấu xa”.

Tan học, trên đường về anh chàng luôn miệng lẩm bẩm:

- Sờ nặng là sờ... sung sướng, xờ nhẹ là xờ... xấu xa. Sờ nặng là sờ...

by 24h.com

Trống mái

Cô chị dẫn em gái (6 tuổi) đi chơi trên đường làng, chợt trông thấy một chú gà trống “đạp” chị gà mái, cô em thắc mắc:

- Chị ơi, hai con gà kia đang làm gì đấy ạ?

Không muốn nói rõ cho em gái vấn đề tế nhị như vậy, cô chị bèn nói tránh:

- Chúng nó cãi nhau đấy em ạ.

Cùng lúc, có một thanh niên đi ngang, nghe hai chị em nói chuyện bèn dừng lại bảo:

- Cô không được dạy em gái mình như thế.

- Anh buồn cười thật? Chuyện dạy em tôi thế nào thì liên quan gì đến anh?

- Ơ... Cái cô này, cô định... “cãi nhau” với tôi đấy à?
by 24h.com

Dốt

Cô giáo hỏi học sinh:

- Trong chuyện Thánh Gióng ai cưỡi ngựa sắt bay lên trời?
- Em chịu thôi!

Không thể chịu nổi vì sự kém cỏi của học sinh cô giáo nói:

- Đừng tưởng cứ là con của hiệu trưởng thì muốn học hành thế nào cũng được. Cầm cuốn sách giáo khoa này lên gặp bố cậu đi!

Trên phòng hiệu trưởng, ông bố nói với con:

- Dốt! Người cưỡi ngựa sắt bay lên trời là ông BÈN. Đây này, sách viết rất rõ ràng: “Sau khi cúi đầu chào tạm biệt quê hương, ông bèn bay lên trời”. Chả chịu đọc gì cả!

unknow author!

Càng tân tiến ... càng ngu

Câu chuyện sau đây được ghi lại nguyên xi từ phòng hỗ trợ khách hàng của hãng WordPerfect. Nhân vật chính đã bị đuổi việc nhưng đang kiện hãng theo điều khoản "Chấm dứt hợp đồng không có lý do".

- Đây là phòng chăm sóc khách hàng hãng WordPerfect! Tôi có thể giúp gì được cho ngài?

- Vâng, tôi gặp rắc rối với phần mềm WordPerfect. Tôi đang gõ thì đột nhiên tất cả chữ nghĩa biến mất.

- Biến mất? Thế màn hình của ông bây giờ nom ra sao?

- Chẳng có gì cả! Trống trơn! Nó không hiển thị bất cứ chữ nào khi tôi gõ.

- Ông vẫn còn ở trong chương trình WordPerfect hay thoát ra ngoài rồi?

- Làm sao biết được cơ chứ!

- Ông có nhìn thấy dấu nhắc C: trên màn hình không?

- Dấu nhắc C: là cái gì vậy?

- Thôi, bỏ qua! Ông có thể di chuyển con trỏ quanh màn hình không?

- Không có con trỏ nào hết. Tôi chẳng bảo cậu rồi là gì đấy, máy không nhận bất cứ lệnh nào cả.

- Thế monitor của ông có đèn báo nguồn không?

- Monitor là gì cơ?

- Hừm! Nó là một thiết bị có màn hình, trông giống cái máy thu hình. Nó có cái đèn nhỏ để báo đang ở chế độ hoạt động không.

- Tôi không biết!

- Thế thì, nhìn vào đằng sau monitor và tìm dây cấp nguồn của nó. Ông nhìn thấy chưa?

- Thấy rồi!

- Tốt! Hãy lần theo sợi dây điện đến phích cắm. Nó có nằm trong ổ điện không đấy?

- Có!

- Ngài lưu ý cho, sau monitor có tới 2 sợi cáp chứ không phải chỉ có một đâu nhé!

- Không! Làm gì có!

- Nhất định là phải có chứ. Ngài xem lại coi.

- À, tôi thấy rồi!

- Một cáp là cáp điện đã kiểm tra rồi. Ngài hãy lần theo cáp còn lại xem nó có cắm chặt vào CPU không.

- Tôi không với tới được.

- Thế thì ngài quan sát kỹ xem giắc cắm đã ổn chưa.

- Không nhìn thấy gì cả.

- Thử quỳ xuống và cúi người hết cỡ về phía trước xem!

- Không phải tại góc nhìn. Tôi không nhìn thấy gì vì ở đây tối quá.

- Tối?

- Phải! Đèn văn phòng tắt hết rồi và nguồn sáng duy nhất bây giờ là ánh sáng bên ngoài chiếu qua cửa sổ.

- Thế thì bật đèn lên!

- Không được!

- Tại sao không?

- Mất điện rồi!

- Mất điện? À, thế là mọi chuyện giải quyết xong. Ông còn giữ hộp xốp, bản hướng dẫn và các thứ để đóng gói chiếc máy không?

- Còn! Để làm gì vậy?

- Ông hãy rút giắc cắm, đóng gói chiếc máy lại đúng như lúc mua nó rồi mang tới nơi đã bán máy cho ông.

- Tệ thế sao?

- Vâng, tôi e là như vậy.

- Được rồi, thế tôi sẽ nói gì với cửa hàng?

- Hãy bảo họ rằng ông ngu ngốc tới mức không xài nổi máy tính.

Hình phạt trên thiên đường

Ba cô gái bị tai nạn, lên tới của thiên đường thì gặp thánh Pie. Ông này dẫn các cô vào vườn thiên đường cực đẹp nhưng vịt con đi lại kín cả vườn. Ông bảo: "Ai mà dẫm phải vịt thì sẽ bị trừng phạt rất nặng". Nói xong ông bỏ đi.

Được một lúc thì cô thứ nhất dẫm bép một cái, chết một con vịt. Thánh Pie hiện ra tức thì, dắt theo một người đàn ông cực xấu và nói: "Đây là hình phạt dành cho con, con phải sống với hắn".

Hai cô còn lại sợ khiếp nên cẩn thận lắm. Nhưng không ăn thua, một lúc sau cô thứ hai làm bép một cái nữa, thế là Pie hiện ra với một người còn xấu hơn lúc nãy.

Cô thứ ba run như cầy sấy, đi dò dẫm từng bước một. Mãi chả dẫm chết con vịt nào. Cô dừng chân nghỉ, thở phào nhẹ nhõm. Thánh Pie hiện ra cùng với một chàng trai tuyệt đẹp và đưa chàng cho cô. Cô hạnh phúc lắm. Còn chàng trai mặt cau có bực bội: "Tức quá đi, đã cẩn thận thế rồi mà vẫn dẫm chết vịt".

by SaiGonPC site

The second life - Đời sống sau khi chết

Giám đốc một công ty sản xuất phần mềm hỏi một lập trình viên của công ty :

- Anh có tin là con người có một đời sống sau khi chết không ?

- Có chứ ạ ! – Anh nhân viên nhanh nhảu trả lời.

- Hay lắm ! Niềm tin đó giúp tôi hiểu anh rõ hơn. Sáng hôm qua, anh xin phép về sớm để đi đám ma bà nội của anh ; đến chiều thì bà ấy có ghé đây để hỏi thăm anh !

by SaiGonPC

IT master or fisher - Nhà tư vấn CNTT là ngư dân

Gia đình ông Mai vừa dọn về nhà mới. Ông mời vài người hàng xóm mới đến ăn cơm tối tại nhà. Trong bữa ăn, một người hỏi ông Mai làm nghề gì. Đứa con trai tám tuổi của ông nhanh nhẩu trả lời :

- Ba con làm nghề đánh cá.

Vợ ông Mai vội vàng nói :

- Tuấn, sao con lại nói vậy ? Ba con là chuyên viên tư vấn CNTT, không phải là người đánh cá.

- Không phải, mẹ à. Mỗi lần mẹ dẫn con đến văn phòng của ba chơi, con thường nghe ba nói chuyện điện thoại một hồi rồi gác máy, cười và khoe là “Ba lại vừa bắt được một con cá !”
by SaigonPC site

PC function - Công dụng của PC

Một khách hàng thắc mắc:

- Máy tính sẽ giúp ích gì cho tôi ?

Người bán hàng trả lời:

- Máy tính sẽ giúp cho công việc của anh giảm còn một nửa.

- Thế thì bán cho tôi hai cái

Lời vàng của sếp...

Bây giờ ghế ít đít nhiều
Chúng mày hãy nhớ những điều sau đây
* * *

Ăn chi là việc của tao,
Việc nghĩ, việc viết, thôi giao chúng mày.
Việc tao ngồi ký suốt ngày,
Thực thi công việc, chúng mày thay tao.
Việc tao là hưởng lộc cao,
Công lên việc xuống lại giao chúng mày.
Ví dụ:
Uống rượu là việc của tao
Còn khiêng, bưng rót, thôi giao chúng mày
Nhậu nhẹt là việc của tao
Còn khâu thanh toán, thôi giao chúng mày
Ăn ốc là việc của tao
Còn khâu đổ vỏ, thôi giao chúng mày
Báo cáo thành tích để tao
Còn nhận khuyết điểm lại giao chúng mày

Giao du khắp thể gian này,
Mở rộng tầm mắt, việc này phần tao.
Chèo đèo lội suối gian lao,
Tính toán rất kỹ, thôi giao chúng mày.
* * *

Lại đây tao bảo cái này,
Tao cấm chúng mày nghĩ chuyện chống tao.
Chống tao, tao chẳng làm sao,
Nhưng mày nghĩ bậy, thì tao trị mày.
Trời cao, biển rộng, đất dày,
Tao đố chúng mày thoát khỏi tay tao.
* * *
Trên trời muôn vạn vì sao
Đố ai đo được lòng tao với mày
by ThanhHai blog

2007/06/18

Install multiOS in the virtual-machine - Cài đặt nhiều hệ điều hành trên máy ảo

MÁY ẢO LÀ GÌ?

Bạn là người yêu thích tìm tòi, học hỏi. Bạn muốn khảo nghiệm một hệ điều hành (HĐH) mới mà không muốn làm ảnh hưởng gì tới HĐH đang sử dụng. Bạn có một phần mền thú vị nhưng lại không chạy trên HĐH hiện hành. Bạn muốn cài đặt nhiều HĐH trên một PC một cách đơn giản nhất. Bạn là một lập trình viên và đang mong muốn thử chương trình mình viết trên các nền tảng khác nhau. Ban muốn chạy những ứng dụng mạng trên PC không nối mạng của mình. Bạn có thể làm tất cả những điều trên thông qua việc tạo lập các máy ảo trên một máy tính duy nhất.

Câu hỏi đặt ra là máy ảo (Virtual Machine - VM) là gì? VM là một môi trường phần mềm cho phép một hoặc hơn một HĐH và các ứng dụng của chúng hoạt động song song trên chỉ một máy tính duy nhất. Điếm thú vị là chúng ta có thể chuyển đổi qua lại giữa các HĐH đang chạy chỉ bằng một hoặc hai thao tác mà không phải khởi động lại PC. Đối với các HĐH, không có gì khác biệt giữa VM và PC thật (real computer). Nói một các ngắn gọn, VM chính là một bản sao của PC thật. Gần như, điều gì bạn có thể làm được trên máy thật thì bạn cũng có thể làm được trên VM.

Khi sử dụng VM cho các HĐH khác nhau, bạn cần nắm được một số khái niệm chủ chốt sau:

* Máy ảo (virtual machine - VM): là một PC do phần mềm tạo máy ảo giả lập.

* Máy chủ (host machine): là PC mà trên đó bạn cài phần mềm tạo VM

* Hệ điều hành chủ (host operating system): là hệ điều hành chạy trên máy chủ.

* Hệ điều hành khách (guest operating system): là hệ điều hành chạy trên một VM

Hình1: RH 7.1 (cửa sổ Ctrl-Alt-F1) trong XP

Hình 2: XP trong RH

CÀI ĐẶT PHẦN MỀM TẠO MÁY ẢO

Phần mềm tạo VM mà tôi giới thiệu trong bài viết này là Vmware Workstation 3.0 của hãng Vmware (http://www.vmware.com/). Tất cả các ví dụ dưới đây tiến hành với file cài đặt được tải xuống từ địa chỉ nêu trên. Bạn có thể tìm tới địa chỉ này để tìm hiểu thêm thông tin và tải phần mềm này về. Tuy nhiên, có 3 lưu ý trước khi bạn muốn làm bất cứ điều gì:

  1. VMware Workstation 3.0 có 2 bản: bản cho Windows (12 MB); bản cho Linux (9,23 MB)
  2. Phần mềm này không miễn phí. Bạn phải cung cấp 1 địa chỉ e-mail để nhận được một số đăng ký tạm thời sử dụng phần mềm này trong 30 ngày.
  3. PC của bạn phải đủ mạnh và đĩa cứng phải còn đủ chỗ để cài thêm HĐH.

Theo hãng Vmware, cấu hình tối thiểu để Vmware Workstation 3.0 hoạt động trong Windows XP (XP) và Red Had 7.1 (RH) là:

- CPU: 266 MHz (chỉ hỗ trợ Intel Pentium II, III, 4 và ADM Athlon)

- RAM: 128 MB (phải có đủ RAM để chạy máy chủ cộng thêm số RAM chia cho mỗi HĐH khách)

- Card màn hình: 256 mầu (8 bit). Máy chủ Linux đòi Card màn hình phải được XFree86 hỗ trợ

- Đĩa cứng: 20 MB cho Vmware Workstation và 500 MB cho mỗi HĐH khách

- CD-ROM

Cài đặt VMware Workstation 3.0 trong XP

Bạn cần lưu ý bản Vmware Workstation 3.0 dành cho Windows có thể cài đặt trên hầu hết các HĐH của Microsoft. Trong phần này, tôi xin hướng dẫn các cài đặt phần mền tạo máy ảo này trong môi trường Windows XP.

Sau khi tải file VMwareWorkstation-3.0.0-1455.exe về, bạn đăng nhập để có quyền quản trị hệ thống và từ đó tiến hành cài đặt bình thường như đối với các phần mềm khác.

Bạn có thể chọn OK với hầu hết các thông báo xuất hiện trên màn hình vì bạn hoàn toàn có thể cấu hình lại VmwareWorkstation sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. Chỉ có một điểm bạn cần lưu ý là khi thấy xuất hiện một hộp thoại hỏi bạn có muốn đổi tên phần mở rộng của các file chứa đĩa ảo trên máy chủ thành *.vdmk không, thì bạn nên chọn lệnh Search để tìm các file này và nếu tìm thấy thì nên tiến hành các thay đổi như gợi ý. Nếu đã từng cài bản Vmware Workstation 2.0 thì rất có thể bạn không những phải tiến hành thay đổi nêu trên mà còn phải đổi tên file *.std (file lưu giữ tình trạng tạm dừng của VM) thành *.vmss. Những thay đổi như trên là đặc biệt cần thiết để tránh xung đột với tính năng khôi phục hệ thống (System Restore) của XP.

Hình 3: VMware Workstation trong XP

Không giống như nhiều phần mền khác vốn cố thể hoàn tất quá trình cài đặt mà không phải khởi động lại XP, VmwareWorkstation 3.0 đòi hỏi HĐH máy chủ phải được khởi động lại thì quá trình cài đặt mới thành công.

Cài đặt VmwareWorkstation 3.0 trong RH 7.1

Trước khi cài đặt VmwareWorkstation 3.0 trong RH 7.1, bạn cần lưu ý phần mềm này có 2 phiên bản cài đặt dành cho Linux. Bản thứ nhất là VMwareWorkstation-3.0.0-1455.tar.gz và bản thứ 2 là VMwareWorkstation-3.0.0-1455.rpm. Về bản chất, 2 phiên bản này không khác nhau. Chúng chỉ đòi hỏi cách cài đặt khách nhau chút ít. Trong phần này, tôi xin trình bày cách cài đặt với cả 2 phiên bản nêu trên trên máy chủ RH 7.1.

Quá trình cài đặt có thể được tiến hành trong cửa sổ Terminal của môi trường văn bản (Text Mode) hoặc đồ họa (Graphic Mode). Theo tôi, bạn nên cài đặt Vmware Workstation trong môi trường đồ họa Xwindow của GNOME hoặc KDE. Nếu không quen với cách chuyển thư mục trong Terminal của RH, bạn hãy gõ lệnh [mc] để chạy Midnight Commander - một tiện ích tương tự như NC của DOS.

Sau đâu là các bước tiến hành. Các câu lệnh đều không có dấu [ ]:

Hình 4: Cửa sổ Terminal

  1. Từ dấu nhắc trong cửa sổ Terminal, gõ lệnh [su] để đăng nhập vào Root lấy quyền quản trị hệ thống.
  2. Chuyển tới thư mục chứa file cài đặt. Trong trường hợp file này nằm trên đĩa CD thì bạn phải dùng lệnh [mount] để mở ổ CD-ROM (trong Xwindow, chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng ổ CD-ROM).
  3. Nếu cài đặt từ bản RPM thì bạn chỉ cần gõ lệnh sau: [rpm –Uhv VMwareWorkstation-3.0.0-1455.rpm].

Nếu dùng bản TAR.GZ thì bạn nên chép file cài đặt này vào một thư mục tạm trên ổ cứng, giả sử như [/tmp] để quá trình cài đặt thuận tiện hơn. Để chép file từ thư chứa file cài đặt, bạn gõ lệnh [cp VMwareWorkstation-3.0.0-1455.tar.gz /tmp]. Sau đó chuyển tới thư mục [/tmp] bằng lệnh [cd /tmp] để tiến hành giải nén file, Để giải nén, bạn gõ lệnh [tar zxf VMwareWorkstation-3.0.0-1455.tar.gz]. Trong Xwindow, bạn có thể dùng tiện ích Achiver (tương tự như Winzip). Tiếp tục gõ [cd vmware-distrib] để chuyển tới thư mục vừa giải nén. Để bắt đầu cài đặt, bạn gõ [./vmware-install.pl].

Hình 5: Quá trình cài đặt bắt đầu

  1. Sau quá trình này, nếu cài đặt từ bản RPM, bạn phải chạy file [vmware-config.pl] để thiết đặt các cấu hình cần thiết.

Nếu dùng bản TAR.GZ thì bạn không phải thực hiện thao tác trên, vì trình cài đặt đã làm giúp bạn điều này khi bạn trả lời YES từ dấu nhắc trên màn hình.

  1. Từ lúc này trở đi bạn có thể nhận được khá nhiều câu hỏi của trình cài đặt. Theo tôi, bạn nên chấp nhận các giá trị ngầm định mà chương trình gợi ý vì phần lớn trong số chúng có thể được cấu hình lại sau khi cài đặt thành công. Lưu ý bạn có thể bỏ qua các thiết đặt cho máy chủ DHCP bằng cách nhấn phím Spacebar rồi Q.
  2. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, một thông báo thành công sẽ xuất hiện trên màn hình. Nếu không nhận được thông báo này, bạn cần phải lặp lại các bước cài đặt như trên đã nêu.

Hình 6: Cài đặt thành công

TẠO MÁY ẢO VÀ CÀI RH TRÊN MÁY CHỦ XP

Tạo máy ảo

Bạn chỉ cần chọn Next với hầu hết các thông báo trên màn hình. Các bước tiến hành tạo VM cụ thể như sau:

  1. Khởi động Vmware Workstation và chọn New Virtual Machine. Nếu đây là lần đầu tiên chạy Vmware Workstation, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã số đăng ký (license) mà hãng Vmware cung cấp cho bạn qua e-mail hoặc trên đĩa CD.
  2. Trong hộp thoại New Virtual Machine bạn sẽ có 3 lựa chọn

Typical:Tạo VM với những lựa chọn cấu hình và thiết bị thông thường nhất

Custom: Tạo máy ảo với những lựa chọn cấu hình cụ thể

Vmware Guest OS Kit: Tạo máy ảo chạy HĐH của Microsoft với những tính năng hỗ trợ đặc biệt được cài đặt trước.

Bạn hãy chọn Typical hoặc Custom.

Hình 7: Chọn cấu hình

  1. Chọn HĐH máy khách là Linux.
  2. Chọn tên cho VM và vị trí lưu các file cần thiết của VM.
  3. Phân phối RAM cho máy khách. Nếu lượng RAM không thiếu, bạn nên chấp nhận gợi ý của Vmware Workstation

6. Thiết lập cấu hình mạng cho máy ảo.Sẽ có 4 tùy chọn.

- Use Bridged Networking: cho phép HĐH máy khách truy nhập trực tiếp vào mạng Ethernet

- Use network Address Translation: cho phép HĐH máy khách truy nhập vào mạng cũng như những máy khác trong mạng truy nhập vào máy khách, thông qua máy chủ (dùng địa chỉ IP của máy chủ)

- Use host-only networking : không cho phép làm những việc mà Use network Address Translation cho phép. Máy ảo được nối với máy chủ thông qua một mạng riêng ảo.

- Do not use a network: cho phép tách biệt VM hoàn toàn khỏi máy chủ và mạng

  1. Chọn đĩa “cứng” cho VM. Chương trình giới thiệu 3 lựa chọn

- Create New Virtual Disk: VMWare Workstation sẽ tạo 1 file đĩa ảo trên máy chủ và dùng file này như là đĩa cứng cho máy ảo. Các thông tin lưu trữ trên đĩa cứng của máy ảo trên thực tế sẽ được lưu vào trong file này.

- Use An Existing Virtual Disk: Chọn chế độ này nếu bạn muốn dùng lại 1 đĩa ảo đã có trước

- Use a Physical Disk: Chọn chế độ này để sử dụng một phân vùng đĩa cứng trên máy chủ như là đĩa cứng của VM. Nếu PC của bạn đã được cài 2 HĐH trở lên trên các phân vùng khác nhau, thì chế độ này cho phép bạn không phải khởi động kép nữa.

Bạn chọn Create New Virtual Disk.


8.Chọn dung lượng đĩa cứng cho VM. Dung lượng gợi ý ở đây là dung lượng lớn nhất có thể của đĩa cứng VM. Khi mới được tạo ra, đĩa này rất nhỏ (chỉ vài trăm KB) nhưng nó sẽ nở dần ra khi HĐH khách và các ứng dụng được cài đặt. Chọn Finish để hoàn tất quá trình tạo VM

9. Cài Red Hat 7.1 trên máy chủ Windows XP

Quá trình cài RH trên VM trong môi trường XP nên được tiến hành từ đĩa CD cài đặt của HĐH này. Nói chung các bước tiến hành diễn ra bình thường như khi cài RH trên PC thật. Dưới đây, tôi chỉ đề cập tới những điểm khác biệt:

1. Sau khi tạo VM thành công, bạn đưa đĩa cài đặt RH 7.1 vào ổ CD-ROM và nhấn nút Power on trên thanh công cụ trong cửa sổ chương trình VMware Workstation để khởi động VM.

Hình 8: Khởi động VM

  1. Giống như PC thật, VM sẽ quét tất cả các thiết bị có khả năng khởi động, rồi khởi tạo việc cài đặt RH từ đĩa CD. Bạn nên cài RH ở chế độ Text Mode. Nếu đơn thuần nhấn Enter thì trình cài đặt cũng tự động chuyển về chế độ Text Mode.
  2. Tiến hành cài đặt bình thường dựa trên các chỉ dẫn trên màn hình.

Hình 9: RH đang được cài đặt trên VM trong XP

  1. Khi gặp thông báo về Bảng phân vùng bị hỏng (Bad Partition Table) và đề nghị sửa chữa với những cảnh báo đáng sợ về việc mất dữ liệu thì bạn cứ bình tĩnh. Thực sự không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra như khi cài trên PC thật. Đơn giản là đĩa ảo cần được định dạng và tạo phân vùng. Bạn nên chọn chế độ tạo phân vùng tự động khi màn hình Automatic Partitioning xuất hiện.

Hình 10: Thông báo về Bảng phân vùng bị hỏng

  1. Chọn Default cho Video Card. Các bước cấu hình cho Xwindows (Xserver) nên được tiến hành nhanh chóng theo các giá trị ngầm định, và không cần phải thử các thiết đặt cho Xwindows. Bạn không phải lo lắng về chế độ đồ họa của GNOME và KDE. VMware Workstation sẽ cung cấp 1 tiện ích mang tên VMware Tools để giúp bạn làm điều này sau.
  2. Sau khi cài đặt kết thúc thành công, VM sẽ khởi động lại và tải HĐH Linux RH (nếu không bạn hãy nhấn nút Power on). Công việc lúc này là cài trình điều khiển (driver) màn hình cho VM. Các bước tiến hành như sau (các lệnh đều không có dấu [ ]:

Hình 11: RH khởi động trên VM

- Chọn Settings - VMware Tools Install trong cửa sổ chương trình VMware Workstation trên nền XP

- Đăng nhập vào hệ thống bằng tên và mật khẩu bạn tạo trong quá trình cài đặt RH. Từ dấu nhắc trong cửa sổ Terminal của VM, gõ lệnh [su] để lấy quyền quản trị hệ thống.

Hình 12: Đăng nhập hệ thống

- Theo ngầm định file cài đặt này được nén và nằm trên ổ CD-ROM ảo của VM. Bạn nên chép nó tới thư mục [/tmp]. Cụ thể, bạn gõ các lệnh sau:

[mount -t iso9660 /dev/cdrom /mnt]: để ổ CD-ROM ảo hoạt động.
[cp /mnt/vmware-linux-tools.tar.gz /tmp]: để chép file tới thư mục [/tmp].
[umount /dev/cdrom]: để ổ CD-ROM ảo tạm dừng hoạt động.

- Tiến hành giải nén và cài đặt. Các câu lệnh như sau:

[cd /tmp]: để chuyển tới thư mục [/tmp].
[tar zxf vmware-linux-tools.tar.gz]: để giải nén file cài đặt.
[cd vmware-linux-tools]: để chuyến tới thư mục lưu các file vừa được giải nén.
[./install.pl]: để chạy file cài đặt VMware Tool

- Tới đây, bạn có thể yên tâm khởi động Xwindow từ câu lệnh [startx] để vào GNOME hoặc KDE.

VMware Tool còn có một số tính năng khác khá thú vị. Bạn có thể tìm hiểu qua bằng việc gõ lệnh [vmware-toolbox &] từ dấu nhắc trong cửa sổ Terminal

TẠO MÁY ẢO VÀ CÀI XP TRÊN MÁY CHỦ RH

Tạo máy ảo

Như trên đã trình bày VM hoạt động với cơ chế giống như một PC thật. Để tiến hành tạo VM, bạn làm như sau:

  1. Gõ lệnh [vmware &] từ dấu nhắc trong cửa sổ Terminal (Bạn không cần đăng nhập vào Root).

Hình 13: Tạo VM trong RH

  1. Nếu đây là lần đầu tiên chạy Vmware Workstation, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện 2 điều

Thứ nhất: nhập mã số đăng ký (license) mà hãng Vmware cung cấp cho bạn qua e-mail hoặc trên đĩa CD.

Thứ hai: đổi tên phần mở rộng các file đĩa ảo thành *.vmdk và các file lưu giữ tình trạnh tạm dừng của máy ảo *.std thành *.vmss.

Mặc dù các file này chỉ tồn tại nếu máy bạn đã cài Vmware Workstation 2.0 trước đó. Tuy nhiên bạn nên đồng ý với yêu cầu của chương trình.

  1. Chọn Run the configuration wizard trong hộp thoại Configuration Wizard
  2. Các bước còn lại được tiến hành tương tự như các bước tạo VM trong máy chủ chạy HĐH Windows XP (đã trình bày bên trên). Chỉ có một lưu ý nhỏ là bạn phải lựa chọn cho phép ổ CD-ROM và ổ đĩa mềm hoạt động

Cài Windows XP trên máy chủ Red Hat 7.1

Quá trình cài XP trên VM trong môi trường RH nên được tiến hành từ đĩa CD cài đặt của HĐH này. Nói chung các bước tiến hành diễn ra bình thường như khi cài XP trên PC thật. Dưới đây, tôi chỉ đề cập tới những điểm đáng lưu ý:

  1. Khởi động HĐH chủ RH, gõ [startx] để vào môi trường đồ họa GNOME hoặc KDE
  2. Mở Terminal và gõ lệnh [vmware &] để khởi động VMware Workstation
  3. Đưa đĩa cài đặt XP vào ổ CD-ROM, rồi nhấn nút Power on trên thanh công cụ của VMware Workstation
  4. Các bước cài đặt XP trên VM từ ổ CD-ROM diễn ra bình thường như trên PC thật. Bạn không phải bận tâm về định dạng đĩa ảo, và hãy trả lời “Không” khi trình cài đặt hỏi bạn có muốn thiết đặt tự động độ phân giải và số lượng mầu hay không.

Hình 14: Cài XP trên VM trong RH

  1. Sau khi XP đã khởi động lại, chọn Settings - VMware Tools Install trên thanh công cụ của VMware Workstation để cài đặt trình điều khiển (driver) màn hình cho HĐH khách này.

Các bước còn lại được tiến hành trên máy ảo. Thông thường trình cài đặt VMware Tool tự động xuất hiện thông báo yêu cầu cài đặt, và bạn hãy thực hiện theo những chỉ dẫn trên màn hình. Rất có thể XP sẽ thông báo về tính không tương thích của phần mềm. Bạn không phải bận tâm, hãy cứ chọn tiếp tục. Nếu vì một lý do nào đó trình cài đặt không tự động chạy, bạn có thể mở nó từ ổ CD-ROM ảo của VM bằng cách chọn [Start – Run – gõ D:\VmwareTools.exe]

Hình 15: Cài đặt XP thành công

by echip.com site

10 điều cần biết về Linux

Hiện nay, Windows vẫn là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng Linux cũng đang trở nên phổ biến mà nếu là một "IT Pro" thì chắc hẳn bạn cũng đã từng cài đặt và sử dụng Linux.

Trong bài viết này, VietNamNet cung cấp 10 điều cần biết căn bản về Linux giúp bạn làm quen với hệ điều hành đầy hứa hẹn này.

1. Cấu trúc thư mục

Cấu trúc thư mục không giống như trong Windows và các hệ điều hành khác, hệ thống tập tin trong Linux là một cây rất lớn (big tree). Thư mục Root ( / ) là thư mục gốc, các tập tin và các ổ đĩa khác chỉ là nhánh của Root.

Ví dụ: nếu bạn có 2 đĩa cứng a và b, một đĩa mềm và một ổ CD-ROM. Hãy giả sử rằng ổ đĩa thứ nhất có 2 phân vùng (partition) là a1 và a2, ổ đĩa thứ 2 chỉ có một phân vùng là b.

Trong Windows

  • ổ cứng a, phân vùng a1 (hda1): ổ đĩa C
  • ổ cứng a, phân vùng a2 (hda2): ổ đĩa D
  • ổ cứng b, một phân vùng b1 (hdb1): ổ đĩa E
  • ổ đĩa mềm: ổ A
  • ổ đĩa CD-ROM: ổ F

Ngược lại, trong Linux, mỗi ổ đĩa sẽ được gắn kết (mount) vào trong cây thư mục (Tree Directory) giống như là một thư mục bình thường:

  • hda1: / (Root)
  • hda2: /home
  • hdb1: /home/user/music
  • ổ đĩa mềm: /mnt/floppy
  • ổ CD-ROM: /mnt/cdrom
So sánh cấu trúc hệ thống tập tin giữa Linux và Windows

2. Hệ thống theo modul

Trong Windows 98/2000/XP hay Mac OS X... mỗi hệ điều hành đều có một giao diện đồ hoạ GUI không giống nhau.Trong Linux, mỗi modul trong hệ thống là hoàn toàn độc lập với nhau, vì vậy người sử dụng có thể trộn lẫn và tự tạo ra hệ điều hành cho riêng mình.

Không giống như hệ điều hành Windows của Microsoft, mọi thành phần đều kết nối và phụ thuộc lẫn nhau. Ngược lại, Linux lại cung cấp khả năng các chương trình làm việc độc lập với nhau, nếu chương trình này được gỡ bỏ thì các chương trình khác vẫn hoạt động tốt mà không gây ảnh hưởng gì. Chính vì khả năng phân chia modul như vậy mà HĐH Linux được phân phối bởi những người sử dụng hay các công ty lớn như RedHat, Xandros, Simply MEPIS và Suse... đều có thể tương thích với nhau.

Trong Linux, các chương trình cũng có thể thay đổi lẫn nhau, mà giao diện đồ hoạ GUI cũng không phải là ngoại lệ. Muốn có giao diện giống với Windows XP? Hãy sử dụng FVWM với theme XP. Muốn nhanh hơn? Hãy dùng IceWM. Muốn có đầy đủ tính năng? GNOME hoặc KDE sẽ là thích hợp nhất. Tất cả những gói phần mềm về giao diện GUI đều có những thuận lợi và yếu điểm riêng, nhưng chúng cũng đều hỗ trợ người dùng tương tác tốt với chuột.

3. Hỗ trợ phần cứng, phần mềm

Phần cứng, phần mềm và mọi thứ trong Linux cũng mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Với thời gian chỉ bằng một nửa so với Windows, nhưng các phần mềm cho Linux mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, "ngốn" ít tài nguyên hơn, và chi phí thì rẻ hơn so với nền tảng Windows.

Hỗ trợ phần mềm

Tuy nhiên, điều mà Linux cần phải quan tâm là hiện nay chưa có nhiều nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ Linux. Ví dụ nếu muốn sử dụng QuickBook của Intuit trên Linux, thì không thể. Mặc dù, cũng có nhiều dự án cho phép các ứng dụng Windows có thể chạy trên Linux, như CrossOver Office (cho phép chạy Office trên Linux) và Wine (giả lập môi trường Windows và các ứng dụng Windows có thể chạy trên Linux). Nhưng các phần mềm này không thể chạy tốt và ổn định như trong môi trường thực của nó, người sử dụng cần phải chờ đợi khi các hãng cung cấp phần mềm chính thức chuyển sang Linux thì mới có thể sử dụng tốt được.

Hiện nay, cộng đồng mã nguồn mở đưa ra danh sách 15 000 chương trình hoạt động tốt trên Linux. Các phần mềm này đều miễn phí, chất lượng thì có thể khác nhau, nhưng hầu hết các chương trình đều viết rất tuyệt vời và có sự cải tiến đáng chú ý. Những phần mềm này có thể nhập và xuất các tập tin từ các định dạng của những phần mềm quen thuộc. Chẳng hạn, GNUCash có thể đọc các định dạng của QuickBook rất tốt, và OpenOffice.org có thể đọc tốt các định dạng tài liệu của bộ Micrsoft Office...

Hỗ trợ phần cứng

Để cài đặt phần cứng trên các máy tính Apple không đơn giản như trên Windows, và điều này cũng tương tự với Linux. Hầu hết các phần cứng ổ cứng, RAM, USB Flash, bo mạch chủ, card mạng và máy ảnh số đều làm việc tốt, nhưng một số phần cứng mới hoặc không được hỗ trợ thì rất khó cài đặt.

Các trình điều khiển làm việc với phần cứng được viết cho Linux đều phải được cung cấp miễn phí cho các cộng đồng người sử dụng Linux, mà điều này các hãng sản xuất phần cứng không muốn. Do đó, có thể đây là một điểm yếu so với Windows bởi các công ty phần cứng có thể làm việc trực tiếp với Microsoft về tính tương thích, và có xu hướng để Linux tự tìm cách hỗ trợ các thiết bị đó bởi họ muốn giữ bản quyền về công nghệ của riêng mình. Một thông tin tốt là các nhà cung cấp phần cứng cho Linux cũng như phần mềm đều đang có chuyển biến tích cực và nhiều công ty cũng đang dần hỗ trợ Linux.

Kết hợp giữa phần cứng, phần mềm trong các máy tính Linux là nhân hệ điều hành (kernel). Nhân hệ điều hành (HĐH) kết nối phần cứng và phần mềm, và những cập nhật mới nhất đều có sẵn trên Internet. Nếu đang sử dụng phần cứng mới và nhân HĐH cũ chưa hỗ trợ , hãy sử dụng phiên bản mới, đây cũng là một giải pháp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Để cài đặt nhân HĐH mới cũng không phải là quá phức tạp, tuy nhiên sử dụng trình quản lý các gói cài đặt sẽ đem lại sự đơn giản hơn.

4. Trình quản lý gói cài đặt

Thực ra có rất nhiều cách để cài đặt các chương trình Linux, nhưng cách dễ nhất là sử dụng trình quản lý cài đặt PM (Package Manager). PM đảm bảo chắc chắn rằng những tập tin bị mất đều được cài đặt lại và chương trình có thể chạy hoàn toàn chính xác, đúng yêu cầu.

Các hãng cung cấp Linux thường sử dụng các kho dữ liệu trực tuyến để lưu trữ các chương trình. Cài đặt các ứng dụng cũng dễ dàng, chỉ cần tìm kiếm các chương trình trong kho dữ liệu và nhấn chuột vào Install là xong. Không thể tìm IceWM hoặc MPlayer trong danh sách cài đặt? Cũng có những cách khác để cài đặt một khi dữ liệu cho những chương trình mà bạn không tìm thấy, hãy truy cập vào các kho dữ liệu trực tuyến như Synaptic cho Debian, Yum cho RedHat, YaST2 cho SuSE và Emerge cho Gentoo.

5. Quyền truy cập (Permission)

Linux được thiết kế cho nhiều người sử dụng, những người sử dụng này lại được chia thành nhiều nhóm. Mỗi người sử dụng đều có quyền đọc (Read), ghi (Write), hoạc thực thi (Execute) cho những tập tin của riêng họ, và quyền hạn để chuyển đổi quyền truy cập. Bởi Linux được thiết kế cho nhiều người sử dụng, mỗi người sử dụng đều có mật khẩu riêng, và giới hạn quyền truy cập của người sử dụng (User Permissions).

Quyền truy cập trong Linux

Một người dùng thuộc về một nhóm hoặc nhiều nhóm khác nhau, và mỗi người sử dụng có thể đặt quyền truy cập các tập tin/thư mục của họ có quyền đọc nhưng không thể ghi, hoặc kết hợp các R/W/X...

Người dùng quản trị root, cũng giống như Administrator trong Windows, có quyền truy cập vào tất cả những tập tin và chỉ những người sử dụng có quyền hạn mới được phép thay đổi những thiết lập hệ thống. Điều này giúp những người sử dụng thông thường không thể cài đặt những phần mềm gián điệp vào hệ thống và xoá những tập tin quan trọng.

6. Thư mục người dùng

Trong Windows có My Documents, nhưng bạn thường "quăng" những tài liệu ở chỗ nào? Rất nhiều người sử dụng lưu chúng ngay trên Desktop của Windows. Linux cũng có thể làm như vậy, nhưng mỗi người sử dụng đều cho một thư người dùng riêng, thường đặt tại /home/user. Trong thư mục người dùng bạn có thể lưu các tài liệu trong thư mục Documents (/home/user/documents), các liên kết tới chương trình, âm nhạc (/home/user/Music), hoặc bất cứ những gì nếu muốn. Bạn có thể tạo các tập tin hoặc các thư mục ở đó, tổ chức chúng theo cách mà mình thích.

7. Cài đặt mặc định

Sự khác biệt giữa các bản Linux từ các hãng phân phối như: các tập tin cũng được lưu vào các đường dẫn khác nhau và các ứng dụng cài đặt cho mỗi bản Linux cũng khác nhau... Nếu so sách các tập tin hệ thống giữa Redhat và SuSE cũng có sự khác biệt rất lớn. Hầu hết người sử dụng đều không cần phải biết nhiều tới sự khác biệt này, nhưng những nhà sản xuất phần mềm cần phải nhận biết rõ điều này. Vì vậy, khi nhờ sự giúp đỡ, hãy cho người khác biết rõ bạn đang sử dụng Linux từ nhà cung cấp nào. Nếu gặp không phải những rắc rối, và không quan tâm về sự khác biệt giữa những cài đặt mặc định này, bạn cứ yên tâm sử dụng, đó là cách tốt nhất để tránh "nhức đầu".

8 Giao diện dòng lệnh

Giao diện dòng lệnh trong Linux CLI (Command Line Interface), cũng giống như DOS của Windows. Nhưng khả năng của CLI lại mạnh mẽ và rất hữu ích khi giải quyết những sự cố máy tính. Nếu cần trợ giúp từ Internet hoặc hỏi ai đó, bạn có thể sử dụng giao diện dòng lênh để giúp bạn mà không cần phải nạp các trình quản lý GUI.

9.Tổ hợp Ctrl-Alt-Escape

Nhấn tổ hợp phím Ctrl-Alt-Escape, biểu tượng con trỏ chuột sẽ thay đổi hình dáng thành biểu tượng X, hoặc một biểu tượng nào đó. Trong chế độ này, chỉ cần nhấn vào cửa sổ chương trình bị lỗi hoặc treo, lập tức ứng dụng đó sẽ bị "giết". Tổ hợp phím này cũng tương tự như khi sử dụng Task Manager trong Windows. Khi đổi ý, bạn chỉ cần nhấn Esc để thoát khỏi chế độ này. Cũng giống sử dụng Task Manager của Windows, khi sử dụng sai, rất có thể những lỗi nghiêm trọng sẽ xảy ra và khởi động lại máy là không thể tránh khỏi.

10. Internet là người bạn thân

Sử dụng Linux cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, "không biết thì phải hỏi", rất nhiều câu hỏi được đưa ra trên các diễn đàn (Forum) về cách sử dụng Linux, và những câu trả lời, những mánh lới... đều có sẵn cho bạn. Một địa chỉ hấp dân mà bạn hãy ghé qua như: www.LinuxQuestions.org là một trang Web lớn cung cấp cho bạn một kho dữ liệu vô giá về Linux.

Lưu ý, trước khi đưa bất cứ một câu hỏi nào lên trang Web này hãy tìm kiếm các câu hỏi trong trang Web bởi rất có thể sẽ không phải đợi lâu, câu trả lời đã có sẵn ở đâu đó. Bạn cũng nên đọc qua những câu hỏi về một vấn đề hoặc một giải pháp khác nào đó, rất có thể chúng sẽ giúp ích cho vấn đề mà bạn đang gặp phải.

by quantrimang site

Kitco Gold live chart

Kitco Gold live chart
Kitco Gold live chart